Xe đẩy hàng dùng trong nhà kho, xe day hang dung trong nha kho

Xe đẩy hàng dùng trong nhà kho, xe day hang dung trong nha kho

Xe đẩy hàng dùng trong nhà kho, xe day hang dung trong nha kho

Xe đẩy hàng dùng trong nhà kho được SẢN XUẤT theo kỹ thuật Nhật Bản

Xe đẩy hàng dùng trong nhà kho, xe day hang dung trong nha kho
Top những công ty chuyên sản xuất xe đẩy hàng dùng trong nhà kho công nghiệp uy tín. Xe đẩy hàng dùng trong nhà kho công nghiệp để vận chuyển hàng hóa, sự dụng trong ngành may mặc, thực phẩm, siêu thị, kho bãi logistics. Vận chuyển thùng hàng khối lượng chất chứa lên đến 500kg.
(zalo) 0905 749 847 sales@anyo.com.vn
Xe đẩy hàng dùng trong nhà kho

XE ĐẨY HÀNG DÙNG TRONG NHÀ KHO VÀ KIẾN THỨC CƠ KHÍ P2

XE ĐẨY HÀNG DÙNG TRONG NHÀ KHO

Công ty ANYO chuyên sản xuất xe đẩy hàng chuyên dụng trong nhà kho, băng tải trong các chuyền sản xuất, kệ nhà kho công nghiệp

Nhà máy cơ khí được trang bị nhiều thiết bị cao, robot Hàn robot bốc xếp, Robot phun sơn...

Với đội ngủ kỹ thuật có kinh nghiệm cao luôn không ngừng cải tiến sản xuất giúp tối ưu sức cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước

Thông tin xe đẩy hàng xem tại mục sản phẩm:https://anyo.com.vn/san-pham/xe-day-hang-9/

Băng tải công nghiệp:https://anyo.com.vn/san-pham/bang-tai-11/  

       

KIẾN THƯC CƠ KHÍ P2

Cách đọc bản vẽ cơ khí:

1. KÍCH THƯỚC, SAI LỆCH GIỚI HẠN, DUNG SAI

1.2. KÍCH THƯỚC DANH NGHĨA

Kích thước danh nghĩa là kích thước cơ bản được tính toán dựa vào chức năng làm việc của chi tiết, sau đó qui tròn (về phía lớn lên) theo các giá trị của dãy kích thước thẳng tiêu chuẩn.

Kích thước thẳng tiêu chuẩn tra Bảng 1.1 (tr.1 – tập BTDSLG), khi tra bảng ưu tiên chọn dãy 1 (Ra5) trước rồi mới đến dãy 2 (Ra10); dãy 3 (Ra20); dãy 4 (Ra40). 

Ví dụ: Khi tính toán người thiết kế xác định được kích thước của chi tiết là 34,732mm, tra bảng dãy kích thước thẳng tiêu chuẩn chọn kích thước 36mm, đấy là kích thước danh nghĩa của chi tiết.

Kích thước danh nghĩa của chi tiết lỗ ký hiệu là DN; chi tiết trục ký hiệu là dN 

Chú ý:            

-Lỗ ký hiệu các bề mặt trong (bề mặt bao) của chi tiết.

-Trục ký hiệu các bề mặt ngoài (bề mặt bị bao) của chi tiết.

1.2 KÍCH THƯỚC THỰC

Kích thước thực là kích thước đo được trực tiếp trên chi tiết bằng những dụng cụ đo và phương pháp đo chính xác nhất mà kỹ thuật đo có thể đo được.  

Kích thước thực được ký hiệu như sau:   

Dth : kích thước thực của lỗ

 dth : kích thước thực của trục

1.3KÍCH THƯỚC GIỚI HẠN

Kích thước giới hạn là kích thước lớn nhất và nhỏ nhất mà kích thước thực của các chi tiết đạt yêu cầu nằm trong phạm vi đó.

Kích thước giới hạn được ký hiệu như sau:

Dmax; dmax : kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ, trục

Dmin; dmin: kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ, trục

Chi tiết đạt yêu cầu khi kích thước thực của nó thỏa điều kiện sau:

       Chi tiết lỗ:     Dmax ³ Dth ³ Dmin

       Chi tiết trục:  dmax ³ dth  ³ dmin

Hình 1.2

1.4 DUNG SAI (Hình 1.2)

Dung sai là hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất

Ký hiệu dung sai là ITvà được tính theo công thức sau:

-Dung sai chi tiết lỗ     ITD = Dmax – Dmin                              (CT 1.1a)

-Dung sai chi tiết trục  IT = dmax – dmin                                                   (CT 1.1b)

 Chú ý:

 -Miền dung sai trong hình vẽ, được vẽ về một phía.

 -Dung sai luôn luôn có giá trị dương (IT > 0).

 -Dung sai đặc trưng cho độ chính xác của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế.

 

Ví dụ 1: Gia công chi tiết lỗ có kích thước danh nghĩa DN = 50mm, kích thước giới hạn lớn nhất Dmax = 50,050mm, kích thước giới hạn nhỏ nhất Dmin = 50,030mm. Tính dung sai của chi tiết.

Nếu người thợ gia công đạt kích thước 50,025mm, cho biết chi tiết có đạt yêu cầu không.

Bài giải:

Trị số dung sai chi tiết lỗ tính theo công thức (CT 1.1a)    

ITD = Dmax – Dmin         

      = 50,050 – 50,030 = 0,020 (mm)

Chi tiết gia công đo được 50,025mm, đây là kích thước thực (Dth)

Ta biết chi tiết lỗ gia công đạt yêu cầu khi thỏa điều kiện: Dmax ³ Dth  ³ Dmin

Ở đây Dmax (50,050)  > Dth (50,025) < Dmin (50,030)

Vậy chi tiết gia công không đạt yêu cầu về kích thước.

 

Ví dụ 2: Một chi tiết trục có kích thước giới hạn lớn nhất dmax = 35,025mm, kích thước giới hạn nhỏ nhất dmin = 35mm. Tính dung sai của chi tiết đó.

Nếu người thợ gia công chi tiết đó đo được kích thước 35,015mm thì chi tiết có đạt yêu cầu không?

Bài giải:

Trị số dung sai chi tiết trục tính theo công thức (CT 1.1b)    

IT = dmax – dmin  

      = 35,025 – 35 = 0,025 (mm)

Chi tiết gia công đo được 35,015mm, đây là kích thước thực (dth)

Ta biết chi tiết trục gia công đạt yêu cầu khi thỏa điều kiện: dmax ³ dth  ³ dmin

Ở đây dmax (35,025) > dth (35,015) > dmin (35)

Vậy chi tiết gia công đạt yêu cầu về kích thước.

Qua hai ví dụ trên ta thấy: Chi tiết chỉ đạt yêu cầu về kích thước khi kích thước thực của nó nằm trong phạm vi hai kích thước giới hạn.

 

1.2.5. SAI LỆCH GIỚI HẠN

Sai lệch giới hạn gồm sai lệch trên và sai lệch dưới (Hình 1.3)

Hình 1.3

-Sai lệch trên: Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa. Sai lệch trên được ký hiệu và tính như sau:

       Sai lệch trên của lỗ        ES = Dmax – DN                      (CT 1.2a)

       Sai lệch trên của trục     es = dmax – dN                         (CT 1.2b)

-Sai lệch dưới: Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất với kích thước danh nghĩa. Sai lệch dưới được ký hiệu và tính như sau:

       Sai lệch dưới của lỗ       EI = Dmin – DN                         (CT 1.3a)

       Sai lệch dưới của trục   ei = dmin – dN                            (CT 1.3b)

    

Chú ý:

1.Tùy theo tính chất của mối ghép mà kích thước giới hạn có những giá trị khác nhau và do đó sai lệch cũng có những giá trị khác nhau.

Sai lệch dương (> 0) khi kích thước giới hạn lớn hơn kích thước danh nghĩa.

Sai lệch bằng không khi kích thước giới hạn bằng kích thước danh nghĩa.

Sai lệch âm (< 0) khi kích thước giới hạn nhỏ hơn kích thước danh nghĩa.

2.Từ các công thức (CT 1.1a); (CT 1.1b); (CT 1.2a); (CT 1.2b); (CT 1.3a); (CT 1.3b) ta có thể suy ra công thức khác để tính dung sai chi tiết như sau:

Dung sai chi tiết lỗ:

Theo công thức IT = Dmax – Dmin                                                

Mà                        ES = Dmax – D  hay   Dmax = ES + D   

EI = Dmin – D       hay   Dmin = EI + DN

          Thay vào             IT = (ES + D) – (EI + D)

       = ES + D – EI – D 

          Vậy                      IT = ES – EI                                            (CT 1.4a)

         

Tương tự ta có dung sai chi tiết trục:

                                       IT = es – ei                                              (CT 1.4b)

          Như vậy dung sai là hiệu giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất hoặc bằng hiệu giữa sai lệch trên và sai lệch dưới.

 

Ví dụ 3: Một chi tiết trục có kích thước danh nghĩa dN = 50mm, kích thước giới hạn lớn nhất dmax = 50,015mm, kích thước giới hạn nhỏ nhất dmin = 49,990mm. Tính sai lệch giới hạn và dung sai kích thước trục.

 

Bài giải:

Tính sai lệch giới hạn chi tiết trục (es; ei):

Theo công thức  es = dmax – d = 50,015 – 50 = 0,015 (mm)

Theo công thức   ei = dmin – d = 49,990 – 50 = – 0,010 (mm)

Tính dung sai chi tiết trục (ITd)

Theo công thức  ITd = es – ei = 0,015 – (– 0,010) = 0,025 (mm)

Trên bản vẽ ghi kích thước danh nghĩa và sai lệch giới hạn. Trong ví dụ trên kích thước gia công của chi tiết trục được ghi trên bản vẽ là 50 .

Ý nghĩa:

          -Kích thước danh nghĩa của chi tiết: 50mm

          -Sai lệch trên: + 0,015mm

          -Sai lệch dưới: – 0,010mm

Người thợ thường phải nhẩm tính ra kích thước giới hạn để so sánh với kích thước thực xem chi tiết đang gia công đã đạt yêu cầu chưa. Dưới đây là một số ví dụ về cách nhẩm tính kích thước giới hạn và đánh giá kết quả.

 

2 LẮP GHÉP VÀ CÁC LOẠI LẮP GHÉP 

2.1. KHÁI NIỆM VỀ LẮP GHÉP

Thường các chi tiết máy đứng riêng biệt thì không có công dụng gì cả, chỉ khi phối hợp với nhau chúng mới có công dụng. Ví dụ: đai ốc vặn vào bulông mới có tác dụng bắt chặt; trục lắp vào ổ trục mới có khả năng quay để truyền lực. Sự phối hợp các chi tiết với nhau như: đai ốc vặn vào bulông, cổ trục quay trong ổ trục v.v… tạo thành những mối ghép.

 

2.2 MẶT LẮP GHÉP VÀ KÍCH THƯỚC LẮP GHÉP

Hình 1.4

-Mặt lắp ghép: là bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết lắp ghép nhau.

Các mặt lắp ghép có thể là mặt trụ (hình 1.4a), có thể là mặt phẳng (hình 1.4b) và bao giờ cũng gồm mặt của chi tiết bao và mặt của chi tiết bị bao. Chi tiết bao gọi là chi tiết lỗ, chi tiết bị bao gọi là chi tiết trục.

-Kích thước lắp ghép: Một lắp ghép bao giờ cũng có chung một kích thước danh nghĩa cho cả hai chi tiết và gọi là kích thước danh nghĩa của lắp ghép.

 

2.3. CÁC LOẠI LẮP GHÉP

Tiêu chuẩn TCVN 2244 – 99 (ISO 186 – 1: 1998) phân chia ra 3 nhóm lắp ghép: lắp ghép có độ hở, lắp ghép có độ dôi và lắp ghép trung gian.

a) Lắp ghép có độ hở (lắp lỏng)

Lắp ghép có độ hởlà lắp ghép luôn tạo ra khe hở giữa lỗ và trục, nghĩa là kích thước nhỏ nhất của lỗ luôn lớn hơn hoặc trong trường hợp đặc biệt mới bằng kích thước lớn nhất của trục.

Độ hở trong lắp ghép đặc trưng cho sự tự do dịch chuyển tương đối giữa hai chi tiết trong lắp ghép. Nếu độ hở càng lớn thì khả năng dịch chuyển tương đối càng nhiều và ngược lại.

-Độ hở lớn nhất của lắp ghép    Smax = Dmax – dmin = ES – ei     (CT 1.5a)

-Độ hở nhỏ nhất của lắp ghép   Smin = Dmin – dmax = EI – es      (CT 1.5b)

Để đánh giá độ chính xác của lắp ghép, người ta dùng khái niệm dung sai của lắp ghép.

-Dung sai lắp ghép lỏng:   ITLGL = Smax – Smin = ITD + ITd           (CT 1.5c)

Ví dụ 4: Cho một lắp ghép có độ hở, lỗ có kích thước Ø50, trục có kích thước Ø50.

-Tính kích thước giới hạn, dung sai lỗ và trục.

-Tính độ hở giới hạn và dung sai của lắp ghép.

 

Bài giải:

Theo đề bài ra ta cóDN = dN = 50mm

                                       ES = + 0,025mm; EI  = 0

                                       es = – 0,050mm; ei = – 0,089mm

Tính KTGH, DS lỗ và trục (Dmax, Dmin, ITD và dmax, dmin, ITd):

Chi tiết lỗ:

Dmax = ES + DN = 0,025 + 50 = 50,025 (mm)

                             Dmin = EI + DN = 0 + 50 = 50 (mm)

                             ITD = Dmax – Dmin = 50,025 – 50 = 0,025 (mm)

 

Chi tiết trục:

                              dmax = es + dN = – 0,050 + 50 = 49,950 (mm)

                              dmin = ei + dN = – 0,089 + 50 = 49,911 (mm)

                             ITd = dmax – dmin = 49,950 – 49,911 = 0,039 (mm)

Tính độ hở giới hạn và DSLG (Smax, Smin và  ITLGL):

Smax = Dmax – dmin = 50,025 – 49,911 = 0,114 (mm)

Smin = Dmin – dmax = 50 – 49,950 = 0,050 (mm)

                             ITLGL =  Smax – Smin = 0,114 – 0,050 = 0,064 (mm)

Thử lại:      ITLGL = ITD + ITd

                          = 0,025 + 0,039 = 0,064 (mm) ® Kết quả đúng.

 

  b) Lắp ghép có độ dôi (lắp chặt), Hình 1.6:

Lắp ghép có độ dôi là lắp ghép luôn tạo ra độ dôi giữa lỗ và trục, nghĩa là kích thước lớn nhất của lỗ luôn nhỏ hơn hoặc trong trường hợp đặc biệt mới bằng kích thước nhỏ nhất của trục.

Độ dôi trong lắp ghép chặt đặc trưng cho sự cố định giữa hai chi tiết trong lắp ghép. Nếu độ dôi càng lớn thì sự cố định giữa hai chi tiết càng chặt và ngược lại.

-Độ dôi lớn nhất  Nmax = dmax – Dmin = es – EI                                        (CT 1.6a)

-Độ dôi nhỏ nhất  Nmin = dmin – Dmax = ei – ES                                       (CT 1.6b)

-Dung sai của lắp ghép chặt: ITLGC = Nmax – Nmin = ITD + ITd     (CT 1.6c)

Ví dụ 5: Cho lắp ghép có độ dôi, lỗ có kích thước Ø60 , trục có kích thước Ø60 .

-Tính kích thước giới hạn, dung sai lỗ và trục.

-Tính độ dôi giới hạn và dung sai lắp ghép.

Bài giải:

Theo đề bài ra ta cóDN = dN = 60mm

ES = + 0,030mm;  EI  = 0    

                                      es = + 0,117mm;  ei  = + 0,087mm

Tính KTGH, DS lỗ và trục (Dmax, Dmin, ITD, và dmax, dmin, ITd):

 

          Chi tiết lỗ:

                             Dmax = ES + DN = 0,030 + 60 = 60,030 (mm)

                             Dmin = EI + DN = 0 + 60 = 60 (mm)

                             ITD = Dmax – Dmin = 60,030 – 60 = 0,030 (mm)

Chi tiết trục:

                             dmax = es + dN = 0,117 + 60 = 60,117 (mm)

                             dmin = ei + dN = 0,087 + 60 = 60,087 (mm)

                             ITd = dmax – dmin = 60,117 – 60,087 = 0,030 (mm)

Tính độ dôi giới hạn và DSLG (Nmax, Nmin và ITLGC):

Nmax = dmax – Dmin = 60,117 – 60 = 0,117 (mm)

Nmin = dmin – Dmax = 60,087 – 60,030 = 0,057 (mm)

                             ITLGC = Nmax – Nmin = 0,117 – 0,057 = 0,060 (mm)

          Thử lại:

ITLGC = ITD + ITd

         = 0,030 + 0,030 = 0,060 (mm) ® Kết quả đúng.

 

 c) Lắp ghép trung gian,Hình 1.7

Lắp ghép trung gian là lắp ghép có thể tạo ra độ hở hoặc độ dôi giữa lỗ và trục tùy thuộc vào kích thước thực của lỗ và trục, nghĩa là các miền dung sai của lỗ và trục trùng nhau toàn phần hoặc từng phần.

Hình 1.7

Ở đây:

-Độ hở lớn nhất  Smax = Dmax – dmin = ES – ei                       (CT 1.7a)

-Độ dôi lớn nhất  Nmax = dmax – Dmin = es – EI                      (CT 1.7b)

-Dung sai của LGTG: ITLGTG = Smax + Nmax = ITD + ITd               (CT 1.7c)

Ví dụ 6: Cho mối ghép trung gian, trong đó lỗ có kích thước Ø82mm, trục có kích thước Ø82mm.

a)Tính kích thước giới hạn, dung sai lỗ và trục.

b)Tính độ hở và độ dôi lớn nhất.

c)Tính dung sai của lắp ghép.

Bài giải:

Theo đề bài ra ta cóDN = dN = Ø82mm

ES = + 0,035mm;         es = + 0,045mm

                                      EI  = 0                  ;         ei  = + 0,023mm

a)Tính KTGH, DS lỗ và trục (Dmax, Dmin, ITD, và dmax, dmin, ITd):

Chi tiết lỗ:

                             Dmax = ES + DN  = 0,035 + 82 = 82,035 (mm)

                             Dmin = EI + DN  = 0 + 82 = 82 (mm)

                             ITD   = ES – EI = 0,035 – 0 = 0,035 (mm)