xe đẩy hàng công nghiệp tại tp hcm, xe day hang cong nghiep tai tp hcm

xe đẩy hàng công nghiệp tại tp hcm, xe day hang cong nghiep tai tp hcm

xe đẩy hàng công nghiệp tại tp hcm, xe day hang cong nghiep tai tp hcm

Xe đẩy hàng công nghiệp tại tp hcm | Công ty sản xuất ANYO co.,Ltd

xe đẩy hàng công nghiệp tại tp hcm, xe day hang cong nghiep tai tp hcm
Công ty sản xuất xe đẩy hàng công nghiệp theo chuyền sản xuất công nghệ cao. Cung ứng tại tp hcm, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.. xe đẩy hàng có thể gấp xếp, phân thành nhiều tầng. Thích hợp trong vận chuyển hàng hóa ra vào kho bãi, trong chuyên sản xuất, ngành may mặc, giày dép
(zalo) 0905 749 847 sales@anyo.com.vn
Xe đẩy hàng công nghiệp tại tp hcm - Robot xâm nhập thị trường VN

XE ĐẨY HÀNG CÔNG NGHIỆP tại TP HCM - ROBOT XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VN

Thông tin xe đẩy hàng công nghiệp xem tại trang mục sản phẩm web

 

Robot xuất hiện nhộn nhịp tại cuộc triển lãm thường niên về lắp ráp điện tử và công nghiệp hỗ trợ ở TP HCM.

Tập trung đông đảo là sản phẩm của Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc

Ứng dụng cánh tay robot trong sản xuất ngày càng đa dạng. Gần chục thương hiệu cánh tay robot trình diễn khả năng sắp xếp vật tư, hàn cắt, đục tiện… Tất cả đều có khả năng tự động hóa cao với chỉ cần một nhân công điều khiển qua màn hình cảm ứng.

Nhiều triển lãm công nghệ ngành cơ khí bao gồm Robot đã liên tục diễn ra trên toàn quốc, qui tụ nhiều thương hiệu robot lớn.

Triển lãm về gia công kim loại "Metalex Vietnam", triển lãm lĩnh vực hàn cắt "Welding Vietnam" và triển lãm robot "Robot X HCM" đồng loạt khai mạc tại TP HCM.

Ông Vũ Trọng Tài - Tổng giám đốc Công ty Reed Tradex Vietnam, đơn vị tổ chức triển lãm cho biết, Việt Nam ngày càng thăng hạng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là khi cuộc chiến thương mại kéo dài. Về mặt tích cực, điều này giúp triển vọng kinh tế khả quan, với dự báo tăng trưởng 6,6%-6,8% trong năm nay. Tuy nhiên, nó cũng tạo không ít thách thức cho các nhà sản xuất Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp chính thức của các tập đoàn toàn cầu.

"Nhu cầu về máy móc tự động hóa và tiêu chuẩn sản xuất ngày càng được nâng cao hơn. Đây chính là thách thức cho các nhà sản xuất nội địa, đòi hỏi họ phải luôn cập nhật những công nghệ và giải pháp mới nhất để không bỏ lỡ cơ hội đang chín muồi", ông Tài chia sẻ.

Được tổ chức lần đầu cách đây hơn 10 năm, Metalex Vietnam là nơi để các nhà sản xuất Việt Nam tiếp thu những công nghệ và hiểu biết mới nhất về gia công cơ khí. Đây cũng là nền tảng để các nhà cung cấp công nghệ toàn cầu trình diễn những loại máy móc tiên tiến, chia sẻ những giải pháp thực tế giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng sản xuất.

"Chúng tôi ghi nhận sự quan tâm ngày càng lớn từ các công ty triển lãm trong và ngoài nước đến Metalex. Riêng năm nay, quy mô các công ty tham gia tăng lên khoảng 30% so với năm ngoái", ông Tài cho biết thêm.

 Theo ông Adhip Mitra - Tổng thư ký Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Kỹ thuật Ấn Độ - EEPC India, lãnh đạo gian hàng Ấn Độ (đối tác cấp quốc gia của triển lãm Metalex Vietnam 2019) trong số các quốc gia ASEAN, Việt Nam có mối tương quan chặt chẽ về mặt văn hóa và kinh tế với Ấn Độ, cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước ASEAN của Ấn Độ. Giai đoạn 2018-2019, tổng kim ngạch giữa 2 nước đạt 13,66 tỷ USD, tăng 6,76% so với 2017-2018.

"Đây là vinh dự lớn của chúng tôi khi Ấn Độ được chọn làm đối tác cấp quốc gia của Metalex Vietnam 2019 - một trong những triển lãm uy tín hàng đầu khu vực. Tôi hy vọng rằng sự kiện sẽ thúc đẩy thêm nữa quan hệ hợp tác song phương giữa 2 nước về lĩnh vực cơ khí", ông Adhip Mitra phát biểu tại sự kiện.

 Ấn Độ là nhà cung cấp các sản phẩm cơ khí lớn thứ 9 cho Việt Nam, vượt trên nhiều nước phát triển. Kim ngạch song phương giữa 2 nước đã đạt tốc độ phát triển 12,8% trong năm 2018, ở mức 14 tỷ USD và đặt mục tiêu đạt 15 tỷ USD vào năm 2020. Tại triển lãm năm nay, Ấn Độ giới thiệu nhiều tiến bộ vượt trội trong ngành sản xuất và gia công cơ khí tới các nhà công nghiệp Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Hoạt động nổi bật tại triển lãm là hàn thực tế ảo nhằm đem đến cho khách tham quan cơ hội trải nghiệm kỹ thuật và công nghệ hàn. Máy mô phỏng công nghệ hàn VRTEX của Lincoln Electric đến từ Weldtec tại khu vực Q04 cung cấp cho người tham gia những trải nghiệm chân thật từ âm thanh, chuyển động, cho tới việc "nhận điểm" thông qua một phần mềm tự động. Điểm cộng của huấn luyện hàn thực tế ảo là không gây tia lửa điện, không bốc khói, đặt đúng tiêu chí "ai cũng có thể hàn". Trình diễn công nghệ hàn từ các thương hiệu tầm cỡ thế giới cũng sẽ diễn ra đều đặn trong mỗi ngày của sự kiện từ những thương hiệu quốc tế như T-Drill, Polysoude và EWM. Tất cả đều nhằm mang đến cho các nhà công nghiệp những giải pháp mới, hữu ích, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm.

Nhật Bản góp mặt với gian hàng Tokyo Pavilion, gồm 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tokyo, mang đến các công nghệ và  sản phẩm đa dạng từ cảm biến đến bộ phận dùng trong máy bay. Ông Iku Hara – Giám đốc phát triển thị trường ngoài nước, Phòng Thương mại Công nghiệp Tokyo cho rằng, nhu cầu về các công nghệ robot, công nghệ mới tại Việt Nam đang phát triển do sự chuyển đổi của hoạt động sản xuất.

“Ngay cả trong số các nước ASEAN, Việt Nam vẫn là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, có lực lượng lao động chăm chỉ và dồi dào. Chúng tôi nghĩ rằng hoạt động sản xuất đang chuyển dần từ các sản phẩm công nghiệp nhóm 1, công nghiệp nhẹ sang các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, chất bán dẫn… để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cao hơn hẳn về chất”, ông Iku Hara nhận định.

“Một quá trình sàng lọc tự nhiên đang diễn ra tại Việt Nam. Các doanh nghiệp không thể cạnh tranh do thiếu vốn hoặc công nghệ đang dần biến mất khỏi thị trường. Hơn bao giờ hết, cán cân cung cầu đang thiếu cân bằng khi số lượng doanh nghiệp sản xuất còn ít, trong khi số lượng các nhà đầu tư ngày càng tăng, đi đôi cùng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao”, ông Suttisak Wilanan – Phó giám đốc Reed Tradex đánh giá.

Không chỉ có robot, sự kiện còn dành hẳn một khu vực để trình diễn “drone racing”  (đua máy bay không người lái). Nhà tổ chức tin rằng, ngành drone bắt đầu được thương mại hóa và xâm nhập vào Việt Nam. Điều này không chỉ mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất drone mà còn cho các công ty sản xuất và cung cấp phụ tùng linh kiện điện tử.